rOỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH LÀ GÌ? ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠI TIỀN ĐÌNH?

Rối loạn tiền đình  là gì? Các biểu hiện của bệnh nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là vô hại nhưng thực tế bệnh này rất nguy hiểm, nếu không thận trọng có thể dẫn tới nguy cơ tai biến mạch máu não – căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Vì vậy, cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và khi đã có các dấu hiệu của rối loạn tiền đình thì nên chữa trị ngay tránh để bệnh trở thành mãn tính.

Hệ thống tiền đình nằm trong tai con người

I. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận giữ vai trò cân bằng cho các hoạt động di chuyển của cơ thể như: đi lại, nằm, xoay người, cúi xuống…Theo đó, khi cơ thể di chuyển thì hệ thống tiền đình sẽ nghiêng theo các động tác này để giúp cho cơ thể được cân bằng. Cụ thể: Rối loạn tiền đình chính là sự tổn thương của đường dây thần kinh thuộc hệ tiền đình đó.

Hệ thống tiền định bị tổn thương gây ra hội chứng rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình được hiểu là khi dây thần kinh số 8 này bị tổn thương dẫn đến việc rối loạn thông tin, thông tin đến hệ tiền đình bị nhiễu loạn, truyền dẫn sai khiến cơ thể mất thăng bằng. Các biểu hiện đặc trưng là: đầu nặng nhưng không đau, chóng mặt, mọi thứ như đảo lộn, buồn nôn, lao đao… 

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình không nguy hiểm nhưng thực tế bệnh lý này kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đặc biệt là nguy cơ tai biến cao. 

Biểu hiện thông thường của chứng rối loạn tiền đình

Ban đầu rối loạn tiền đình sẽ không có nguy hiểm nhưng nếu có những biểu hiện nhẹ của bệnh mà không điều trị ngay thì bệnh sẽ nặng, trở thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nguy hiểm nhất là bị tai biến mạch máu não – đột quỵ. 

 Biểu hiện nhẹ: Người bị bệnh rối loạn tiền đình ở giai đoạn nhẹ sẽ có cảm giác mắt tối lại, hoa mắt, mọi vật như quay cuồng, ù tai, nhìn một vật thành hai. Sau khi người bệnh được nghỉ ngơi, xoa dầu sẽ hết các biểu hiện này. Ở giai đoạn nhẹ bệnh rối loạn tiền đình sẽ khiến cơ thể mệt, suy yếu trong thời gian ngắn nhưng nếu tần xuất biểu hiện tăng lên sẽ dẫn tới tình trạng làm việc thiếu tập trung, tâm trạng lo lắng, khó khăn trong việc đi lại hay thực hiện các công việc thường ngày… Lâu dần bệnh sẽ diễn tiến nặng, ẩn chứa nhiều nguy hại.

 Biểu hiện nặng: Người bị rối loạn tiền đình ở giai đoạn nặng sẽ có cảm giác đầu đau như búa bổ không thể ngồi lên được, mọi thứ đảo lộn hoặc chính mình bị quay cuồng, buồn nôn, mắt tạm thời mất thị lực và nếu đang đứng sẽ bị ngã nhào. Tần xuất bệnh lặp lại nhiều lần và ngày một nghiêm trọng hơn. 

Bệnh có thể diễn ra trong vài ngày rồi mới dần hồi phục, cơ thể lúc này sẽ bị suy kiệt, mệt mỏi trong thời gian dài, chân tay run rẩy… Đặc biệt, bệnh rối loạn tiền đình cấp nếu không kịp thời sơ cứu, chữa trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, tiềm ẩn nhiều bênh lý nguy hiểm, nhất là tai biến mạch máu não.

II. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình:

Rối loạn tiền đình có rất nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến 3 nguyên nhân chính sau:

1. Các vấn đề liên quan đến huyết áp thấp, huyết áp cao:

Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều ảnh hưởng đến các mạch máu, khiến máu tuần hoàn kém, giãn hoặc hẹp mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa khiến lượng máu cung cấp cho não bị giảm. Khi đó hệ thống tiền đình sẽ tiếp nhận thông tin chậm, sai lệch dẫn đến rối loạn tiền đình.

Với các biểu hiện khác nhau tuy nhiên cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho não, khiến cơ quan sống còn như não bị tổn thương. Khi đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như nhồi máu cơ tim, suy thận thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Không chỉ huyết áp cao mà huyết áp thấp cũng dẫn tới tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%

2. Stress (căng thẳng):

Stress là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn tiền đình

Tình trạng căng thẳng, stress ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ, gia tăng lượng cortisol làm suy giảm khả năng điều khiển thông tin của hệ thần kinh trung ương.

Đặc biệt với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thì stress không chỉ gây rối loạn tiền đình mà còn rất nhiều nguy hại khác. Phụ nữ thời kỳ này có những biến đổi về hormone nữ giới, buồng trứng suy yếu, rối loạn kinh nguyệt… 

Chính sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ giai đoạn này dẫn đến những xáo trộn tâm lý: dễ nổi cáu, tính khi thất thường, tinh thần căng thẳng, thậm chí nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh thì việc thiếu máu cũng khiến ảnh hưởng đến chức năng các động mạch não, khiến thông tin sai lệch gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

3. Mất ngủ

Mất ngủ kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Khi bị mất ngủ ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở não bộ, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung vào công việc, …

Mất ngủ kéo dài

Mất ngủ ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe não bộ

Người mất ngủ thường có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ, chỉ ngủ được một lúc, khó ngủ lại, thức dậy sớm hoặc hay tỉnh giấc.

Thiếu ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ khiến các tế bào thần kinh bị tổn thương trong đó có dây thần kinh số 8. Mất ngủ khiến não không đủ thời gian nghỉ ngơi để phục hồi dẫn đến giảm trí nhớ, giảm khả năng truyền tải thông tin dẫn đến chứng rối loạn tiền đình.

Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình mà lúc này bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực dễ cáu gắt, uể oải, trầm cảm, tự kỷ….. 

Mất ngủ kéo dài lâu còn ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch, tăng nguy cơ đau tim lên đến 50%, mạch máu co lại, huyết áp tăng dẫn đến nguy cơ cứng tắc lòng mạch máu.

Ngay khi có những biểu hiện thông thường của bệnh rối loạn tiền đình thì cần nâng cao cảnh giác để kịp thời ngăn chặn. Tránh để tình trạng bệnh ngày càng xấu đi, trầm trọng hơn dẫn đến những biến chứng khôn lường.

III. Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn mắc rối loạn tiền đình?

  • Chóng mặt: là dấu hiệu đầu tiên nếu bạn mắc phải hội chứng này. Biểu hiện này sẽ nặng dần khiến bạn ảo giác về mọi thứ xung quanh. Người bệnh có thể kèm theo buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi nhiều, mắt mờ…
  • Mất thăng bằng: khiến người bệnh không đứng vững, không xác định được trọng lượng cơ thể, người luôn lâng lâng.
  • Mất ý thức hoặc ngất: Người bệnh có thể mất ý thức trong một khoảng thời gian, đôi lúc ngất đi, kèm theo hiện tượng giảm thị lực, đổ mồ hôi thoáng qua…

Những dấu hiệu của chứng rối loạn tiền đình rất giống với một vài căn bệnh nguy hiểm khác: thiếu máu não, tai biến, chấn thương sọ não….Vì vậy khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay các bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác bệnh để có hướng điều trị tích cực.

IV. Cách phòng bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

Tích cực tập thể dục, vận động hàng ngày: Tập thể dục có thể giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình, giúp cơ thể gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng thăng bằng.Vận động đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo giáo sư Steven Blair, chuyên ngành về khoa học vận động của trường Đại học South Carolina thì: “Vận động đều đặn làm gia tăng chức năng của bộ não, giữ được sự linh hoạt, trẻ trung, kể cả khả năng kéo dài tuổi thọ”.Sinh hoạt lành mạnh: Đảm bảo một nếp sống hữu ích cho sức khỏe, vào mùa hè nắng nóng nên tránh ra ngoài trời vào lúc nắng gắt, điều hòa nên để ở nhiệt độ 27 – 28 độ C, không nên nằm lâu trong phòng điều hòa. Không xem điện thoại lâu, đọc sách khi đi trên tàu, xe. Không nên tắm biển khi ánh nắng mặt trời tắt. Không nên thức khuya, tránh làm việc quá sức.

Sinh hoạt lành mạnh: Đảm bảo một nếp sống hữu ích cho sức khỏe, vào mùa hè nắng nóng nên tránh ra ngoài trời vào lúc nắng gắt, điều hòa nên để ở nhiệt độ 27 – 28 độ C, không nên nằm lâu trong phòng điều hòa. Không xem điện thoại lâu, đọc sách khi đi trên tàu, xe. Không nên tắm biển khi ánh nắng mặt trời tắt. Không nên thức khuya, tránh làm việc quá sức.

Không hút thuốc và uống nhiều rượu bia: Bia rượu và thuốc lá sẽ làm tăng lượng cholesterol có hại cho cơ thể, làm gia tăng nguy cơ  máu đông dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình và tiềm ẩn nhiều đe dọa khác.

Ăn uống lành mạnh, khoa học: Chế độ ăn uống cần cân bằng, đủ các dưỡng chất. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên ăn nhiều rau, quả, hạn chế đồ ngọt, mỡ bão hòa.

Phòng tránh stress:  Cần tránh lo âu, sợ hãi…duy trì tinh thần vui vẻ, thư giãn. Sự yêu thương, quan tâm chia sẻ lẫn nhau sẽ khiến cơ thể gia tăng những nội tiết tố tích cực  giúp tăng sức miễn dịch. Đây là cách phòng ngừa bệnh rất tốt và mang đến cuộc sống hạnh phúc. Ngay khi có biểu hiện choáng váng cần ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, tránh vận động.

V. Tuyệt chiêu điều trị rối loan tiền đình hiệu quả mà không cần dùng thuốc:

Trước khi đi chi tiết vào các cách điều trị rối loạn tiền đình không cần dùng trước cần phải nắm được nguyên tắc điều trị bệnh để thực hiện đúng và mang lại hiệu quả tích cực:

Các cách điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình

Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình

Để điều trị rối loạn tiền đình thì người bệnh cần được xử lý các cơn cấp tính, đồng thời giúp phát hiện và điều trị nguyên nhân, luyện tập để đề phòng cơn tái phát. Vì vậy cần tuân thủ một số nguyên tắc trong điều trị như sau:

  • Phòng ngừa khi tiếp xúc với các nguy cơ hay thay đổi tư thế: Với những người có tiền sử rối loạn tiền đình thì trước khi lên tàu xe cần phải dùng thuốc phòng ngừa. Ngoài ra có thể dán cao, bôi dầu, không ăn quá no hoặc ăn các chất nặng mùi…
  • Xử lý tốt các cơn chóng mặt cấp: Đặc biệt khi điều khiện phương tiện hay các loại động cơ thì cần phải ngưng ngay. Sau đó dùng thuốc chống nôn hay cắt cơn. Loại bỏ các vật dụng đựng chất nôn để tránh kích thích nôn tiếp. Cho bệnh nhân ngồi ở nơi thoáng gió, chắc chắn, tránh di chuyển vì có thể gây ngã. Sau cơn nên cho dùng thêm khoáng chất hoặc nước đường. Nếu cơn nặng kéo dài thì cần nhập viện để có phương pháp hỗ trợ điều trị tốt hơn.
  • Luyện tập tránh tái phát: Người bệnh rối loạn tiền đình nên tập các bài vật lý trị liệu để bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình, gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế. Khi cơn xuất hiện nhẹ có thể tập các cách tự xử lý. Tuy nhiên nếu cơn nặng và lặp lại nhiều lần thì nên thăm khám ở các chuyên khoa Nội thần kinh.

1. Điều trị bằng bài thuốc dân gian 

So với việc sử dụng thuốc tây thì việc áp dụng các bài thuốc đông y, thuốc nam để chữa bệnh rối loạn tiền đình lại được nhiều người lựa chọn hơn. Lí do là vì nó có hiệu quả lâu dài, an toàn, dễ thực hiện. Khi dùng các thảo dược này cần lưu ý tìm mua tại các cơ sở uy tín có giấy phép hành nghề để đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng. Dưới đây là một số bài thuốc có thể sử dụng hàng ngày ngay tại nhà.

Các bài thuốc điều trị bệnh rối loạn tiền đình đơn giản, thực hiện tại nhà

Bài thuốc số 5: An cung ngưu hoàng hoàn

Đây là một bài thuốc vô cùng đặc biệt, một bài thuốc nam mà lâu nay đã đem lại những tác dụng vượt trội trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan như tai biến mạch máu não, đột quỵ,…

Thành phần gồm có:

  • Bồ hoàng: là phấn hoa sấy hay phơi khô của cây Hương bồ hay còn gọi là Cỏ nến. Đây là thành phần thảo dược có tác dụng thông kinh mạch, khai thông khí huyết, giúp tăng tuần hoàn máu.
  • Củ hoài sơn: là rễ của cây Khoai mài, trước khi sử dụng cần cạo sơ vỏ rồi sấy khô. Củ hoài sơn là vị thuốc được đề cập trong rất nhiều sách với tác dụng làm mạnh ngũ tạng, bên cạnh đó củ hoài sơn còn có tác dụng trị đau lưng rất tốt
  • Gừng: Từ xưa đến nay gừng được biết đến với rất nhiều tác dụng, dùng để chữa các chứng phong hàn, giúp tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa…. Vị cay và tính ấm của gừng có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa, lưu thông khí huyết.
  • Đương quy: Vị cay tính ấm của đương quy có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, giảm đau.
  • Hoàng liên: là một vị thuốc quý với rất nhiều công dụng trong đó có tác dụng rất lớn đối với hệ thần kinh. Trong hoàng liên có chất Berberine có tác dụng kích thích vỏ não, tăng sự ức chế hoạt động của vỏ não
  • Mạch môn: Là loại thảo dược có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ tim mạch rất tốt.

Cách làm:Sử dụng 2g cho mỗi vị thuốc, sau đó cho đầy đủ các thành phần này với lượng nước xâm xấp mặt thuốc. Sắc trong khoảng 10 phút rồi lấy nước uống trong ngày.

Hiện nay để tiện cho người sử dụng không phải mất công đun nấu nhưng vẫn giữ lại được các công năng rất lớn đối với bệnh rối loạn tiền đình, phòng nguy cơ tai biến mạch máu não các thầy thuốc đông y đã kết hợp các dược liệu này với một số thành phần dược liệu quý khác điều chế ra viên an cung ngưu hoàng.

Các dược liệu trên đều có trong sản phẩm an cung, hơn nữa an cung hoàng hoàn còn có rất nhiều các thành phần dược liệu quý khác. Chính bởi các thành phần nguyên liệu quan trọng, quý giá được bào chế một cách tỉ mỉ với liều lượng nhất định theo công thức cổ truyền, sau đó được bộ Y tế kiểm duyệt nghiêm ngặt nên đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng. đã khiến công năng sản phẩm tăng gấp nghìn lần, loại bỏ dứt điểm chứng bệnh rối loạn tiền đình. Đặc biệt là đối với người trung niên và cao tuổi, sản phẩm giúp phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ tai biến.

2. Kết hợp với phương pháp chữa bệnh tự nhiên

Với phương pháp chữa bệnh tự nhiên này, người bệnh cần kiên trì thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất. Có thể áp dụng các cách dưới đây

Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ người bệnh có thể ngâm chân với nước nóng tầm 45 độ C trong khoảng thời gian 30 phút. Cách này sẽ có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Tự day ấn huyệt: Người bị bệnh rối loạn tiền đình nên thường xuyên tự xoa bóp tại các vị trí quan trọng. Cách làm này sẽ làm dịu đáng kể triệu chứng đau đầu, chóng mặt.

Các bài tập xoa bóp dễ làm, hiệu quả với bệnh rối loạn tiền đình
  • Xoa trán: Dùng 3 ngón tay giữa chụm lại và xoa toàn bộ phần trán trong vòng 3 – 5 phút, sau đó bóp dọc theo đường lông mày
  • Xoa viền tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ miết mạnh dọc 2 vành tai, miết cho đến khi tai đỏ ửng lên. Cách này giúp máu nhanh chóng lưu thông lên não giảm ngay cảm giác đau đầu, mệt mỏi.
  • Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay úp lại xoa, bóp toàn bộ vùng sau gáy, làm liên tục 20 – 30 lần.
  • Xoa hai ổ mắt: Dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa vòng quanh mắt theo chiều kim đồng hồ, làm liên tục 20 – 30 vòng
  • Xoa đỉnh đầu: Sử dụng lực của cả bàn tay, dùng ngón giữa ấn vào huyệt giữa đỉnh đầu (huyệt bách hội), day ấn vài lần trong ngày mỗi lần kéo dài từ 3 – 5 phút.

3. Chế độ nghỉ ngơi và làm việc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để không bị stress, mệt mỏi. Nếu thường xuyên bị choáng váng bạn không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh

Không nên gắng sức hay căng thẳng quá mức. Trạng thái lo lắng, căng thẳng, hoảng hốt sẽ càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

4. Chế độ ăn uống

 Người bị bệnh rối loạn tiền đình cần chú ý nên:

Ăn nhạt hơn: Các đồ ăn nên được nấu nhạt hơn bên cạnh đó bạn cần uống nhiều nước. Khi cơ thể có đủ nước sẽ giúp cơ thể điều hòa, lưu thông máu tốt hơn. Ngoài nước lọc thì các loại sữa, nước trái cây, sinh tốt đều rất tốt cho người bệnh

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi: Trong rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tăng cường bổ xung axit folic: Trong cơ thể chúng ta hàm lượng axit folic đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu hụt hàm lượng này trong máu sẽ khiến gia tăng lượng homocystein – tác nhân gây rối loạn tiền đình.
Axit folic có nhiều trong các thực phẩm như: rau chân vịt, cam quýt, lạc và bánh mì

  Bổ xung Vitamin:

  • Vitamin B6: Có tác dụng tăng tuần hoàn máu, khắc phục tình trạng chóng mặt. Vitamin B6 có nhiều trong: thịt gia cầm, hải sản…
  • Vitamin C: nhóm vitamin này giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Vitamin C có nhiều trong: cam, quýt, chanh, bưởi…
  • Vitamin D: Có tác dụng cải thiện tình trạng xơ cứng động mạch. Ngoài vitamin D tự nhiên trong ánh nắng mặt trời thì loại vitamin này còn có trong nhiều thực phẩm quen thuộc như: trứng, cá…
     

Ăn óc lợn: Đây là thực phẩm vô cùng bổ cho não, có thể ăn các món được chế biến từ óc lơn, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.

Cách làm:

  • Hấp óc lợn với hành, gừng tươi, tỏi và ăn hàng ngày
  • Hoặc có thể hấp óc lợn với trứng gà cũng rất bổ cho não
     

–  Nên ăn nhiều cá: bởi trong cá có chứa nhiều omega 3, giàu protein, vitamin và các khoáng chất rất tốt. Theo một nghiên cứu từ đại học Harvard của Mỹ, thì ăn nhiều cá còn giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não – đột quỵ (một trong những biến chứng của rối loạn tiền đình. 

 Cần tránh:

  • Tránh ngồi lâu trước màn hình máy tính: Nếu công việc bắt buộc phải ngồi trước máy tính lâu thì sau 2 tiếng cần đứng dậy đi lại để mắt được thư giãn và điều tiết.
  • Nếu triệu chứng kéo dài cần đi thăm khám vì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tiểu đường, huyết áp….
  • Tránh các thực phẩm: chứa hàm lượng cholesterol cao hay các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe đặc…
  • Tránh các loại đồ ăn chữa lượng đường, muối cao, giàu chất béo, kẹo chocolate.
  • Hạn chế các loại thịt đỏ.
     

 5. Tập thể dục thể thao

Người bị bệnh rối loạn tiền đình cần áp dụng các môn thể thao có tác động nhiều ở phần gót chân, như môn thể thao đi bộ. Đi bộ là hình thức tập đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cần luyện tập đi bộ hàng ngày, vừa đi vừa hít thở, dang tay vận động, đi bằng ngón chân, xoay đầu… Bên cạnh đó thì các bài tập aerobic, yoga cũng sẽ là phương pháp luyện tập vô cùng hiệu quả.

Những lợi ích của việc tập thể dục thể thao đối với hệ thần kinh

Chú ý: 

  • Tập thể dục ngoài trời giúp tăng hiệu suất lên rất nhiều nhưng tránh những thời điểm thời tiết nắng gắt.
  • Tập thể dục với cường độ cao gây phản tác dụng, làm suy yếu hệ thống miễn dịch do đó nên duy trì một thời gian tập hợp lý với các bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân.

Viết bình luận