TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ HÀN QUỐC
Khí hậu Hàn Quốc là sự kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển. Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt với đặc điểm mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô. 3 mặt của Hàn Quốc tiếp giáp với biển
Mùa hè
Thời gian nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình trong tháng 8 là 25,4℃. Tuy nhiên, buổi sáng và buổi tối khá lạnh nên người dân cần mang thêm áo mùa thu hoặc áo khoác gió mùa đông. Hàn Quốc vào mùa hè cũng thường có mưa nên áo mưa hay ô cũng là vật dụng nên có trong túi. Nếu bạn bắt đầu sang đây vào thời điểm này, bạn cũng nên chuẩn bị các loại thuốc về hô hấp và nâng cao sức đề kháng cần thiết.
Nhưng trước khi cái nóng như thiêu đốt ấy tràn đến, người Hàn Quốc phải trải qua một mùa mưa kéo dài hàng tháng bắt đầu vào khoảng giữa tháng Sáu. Lượng mưa trong thời gian này chiếm vào khoảng 50-60 phần trăm lượng mưa hàng năm. Hầu hết mọi người – học sinh cũng như người lao động – thường nghỉ ngơi và tận hưởng kỳ nghỉ của mình vào khoảng giữa tháng Bảy hoặc tháng Tám.
Mùa thu và Mùa xuân
Từ tháng 3 đến tháng 5 là mùa xuân và từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Hai mùa này rất dễ chịu và thích hợp cho các hoạt động ngoài. Trời vào mùa xuân, thời tiết mát mẻ, cây cối đâm nảy lộc. Mặc dù sương giá thỉnh thoảng xuất hiện vào đầu mùa và những cơn bão bụi màu vàng thường xảy ra trong tháng Tư và tháng Năm, nhưng mọi người ai nấy đều ngóng chờ mùa xuân và mong thời tiết lạnh giá sớm trôi qua. Họ thường đi ngắm Hoa Cải dầu trên Đảo Jejudo và hoa trà ở Geomundo. Vào mùa thu, không khí khô và trời trong xanh. Đây là mùa tổ chức các lễ hội và hoạt động thể thao. Đặc biệt, ai ai cũng muốn đến những dãy núi nổi tiếng để ngắm những chiếc lá phong đầy màu sắc. Hai ngọn núi Seoraksan và Naejangsan thường được nhiều người đến thăm nhất vào thời điểm đó trong năm.
Mùa đông
Thời gian lạnh nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 với nhiệt độ trung bình tại miền Bắc là -8℃và miền Nam là 0℃. Tuy nhiên, chỉ cần chuẩn bị cho mình đủ quần áo ấm, cộng thêm các phụ kiện như tất, mũ, găng tay, các bạn đã đủ ấm để chạy nhảy thỏa thích ngoài trời tuyết rồi. Điều đặc biệt nhất về mùa đông bên này chính là uyết rơi trắng trời. Chỉ cần vài tiếng đồng hồ, trên những lùm cây, những chiếc xe đậu bên đường hay trên những ngõ phố đều được phủ một màu trắng tinh của tuyết vô cùng lãng mạn. Chắc hẳn bạn sẽ vô cùng thích thú khi lần đầu tiên được đưa tay ra đón những bông tuyết nhỏ xíu.
Thời tiết Khí hậu tại Hàn Quốc Mùa Xuân và mùa Thu ở Hàn Quốc tương đối ngắn trong khi đó mùa Hè và mùa Đông lại rất dài. Mùa Đông ở Hàn Quốc thường lạnh và khô. Tháng Giêng là tháng lạnh nhất trong năm, với nhiệt độ có lúc xuống âm 10 độ C. Các khu vực miền núi không những phải chịu nhiệt độ thấp mà còn phải đối mặt với những trận tuyết rơi nặng. Nhưng nhiều người lại thích càng nhiều tuyết càng tốt để họ có thể chơi những môn thể thao mùa đông như trượt tuyết, đi xe trượt tuyết và lướt ván trên tuyết.
Tất nhiên, Tỉnh Gangwon-do thường là nơi có tuyết rơi nặng nhất và thu thút được lượng lớn khách du lịch vào thời gian này trong năm. Với nhiều lễ hội tuyết và băng đá, tỉnh thậm chí còn thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài: Nhiều du khách đến từ các quốc gia Đông Nam Á và những khu vực khác muốn đến thăm Hàn Quốc để có cơ hội được tham gia vào các hoạt động của mùa đông.
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình một năm là 1260mm. Mưa nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm 50% của lượng mưa cả năm.
Mùa mưa – từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7, có những lúc mưa kéo dài nhiều ngày.
Thiên tai
Đặc điểm : ít động đất và có bão, mưa dông, bão tuyết, nhiệt độ cao vào mùa đông và rét đậm rét hại.
Bão : Hàng năm có khoảng 28 cơn bão được hình thành từ phía Bắc Thái Bình Dương, trong đó 2 hoặc 3 cơn bão để bộ vào Hàn Quốc và gây thiệt hại.
Mưa dông : thường xuất hiện vào mùa hè và đang có xu hướng tăng dần.
Lũ lụt : Mạc dù đã có hệ thống đập nhưng lũ lụt vẫn gây thiệt hại do mưa bão kéo dài
Từ Những đặc điểm về khí hậu, thời tiết, mùa ta có thể thấy được, Hàn Quốc có khí hậu phù hợp cho sự phát triển của các loại cây ưa lạnh.
Đầu tiên nhắc đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến đầu tiên đó là Nhân Sâm, đây là sản phẩm nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc và cũng được xuất khẩu đi toàn thế giới.
Ngành công nghiệp này hiên đang là ngành tỉ đô của Hàn Quốc
Ngoài nhân sâm, nấm linh chi cũng là thảo dược ưa chuộng tại Hàn Quốc
Nấm linh chi. Còn gọi là linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim, thuốc thần tiên
Tính bình, không độc. Chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp tính và mãn tính.
a. Hồng chi (xích chi, đơn chi) Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh về huyết và thần kinh, tim
b. Hoàng chi (kim chi) Vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch.
c. Hắc chi (huyền chi). Vị mặn tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết.
d. Bạch chi (ngọc chi) Vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí.
e. Tử chi (Linh chi tím) Vị ngọt, tính ôn, không có độc, chủ trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
Dùng 6 loại linh chi lâu ngày sẽ giúp cho nhẹ người tăng tuổi thọ.
Cách và liều dùng đơn giản nhất là dùng toàn nấm linh chi đã sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột đun nước sôi kỹ (sôi 15 – 30 phút) lấy nước uống trong ngày. Liều dùng mỗi ngày 2 -5 gr nấm linh chi. Nước sắc nấm linh chi có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống.
……………………………………….
Hà thủ ô: Trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen râu tóc.
Liều dùng: 12 – 20 gr. Loại sắc, thuốc rượu hoặc thuốc bột.
…………………………………
Sinh địa: Còn gọi là địa hoàng, thục địa. Sinh địa thì mát huyết, người huyết nhiệt nên dùng. Sinh địa và thục địa đều là các vị thuốc quý. Hoặc có tài liệu nói năng lực của Sinh địa bổ chân âm, lương nhiệt huyết, là vị thuốc bổ dương, cường tráng.
Thục địa: Có tính ôn và bổ thận. Vào 3 kinh tâm, can và thận. Có tác dụng nuôi thân, dưỡng âm và bổ thận, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư ho, suyễn. người huyết suy thì nên dùng.
Còn thục địa bổ tinh tủy, nuôi can, thận, sáng tai, mắt, là thuốc tư dưỡng, cường tráng cho người lao thần, khổ trí, lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh nên dùng thục địa.
Liều dùng: 9 – 15 gr
Kiêng kỵ : Người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
……………………………………
Kỷ tử: Còn gọi là câu khởi, địa cốt tử, câu kỷ tử.
Là một vị thuốc bổ toàn thân, dùng trong các bệnh đái đường (phối hợp các vị thuốc khác), ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, bổ tinh khí, giữ cho người trẻ lâu
Liều dùng: 6 – 15 gr Loại sắc hoặc thuốc rượu
Vị ngọt tính bình. Có tác dụng bổ can, thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Dùng chữa chân tay yếu, mỏi, mắt mờ, di mộng tinh.
………………………………
Thổ ty tử: Vị ngọt, tính ôn. Vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can, thận ích tinh tủy, mạnh gân cốt. Dùng chữa thận hư tinh lạnh. Một vị thuốc bổ chữa bệnh liệt dương, di tinh, chân, lưng mỏi đau, mỏi gối, tai ù, mắt mờ, sốt khát nước, tiểu tiện đục, dùng lâu đẹp nhan sắc.
Kiêng kỵ: những người dễ cường dương, bí đại tiện không nên dùng.
Liều dùng: 8 -16 gr
…………………………………….
Ngũ vị tử: Có vị chua, mặn, tính ôn, không độc vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng liễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm ích khí, bổ ngủ tạng, thêm tính trừ nhiệt.
Bổ thận, dùng trong những trường hợp thân thể mệt nhọc, uể oải không muốn làm gì, trị ho, liệt dương và mệt mỏi, biếng hoặt động.
Tuy nhiên, đối với những người có biểu tà, có thực nhiệt thì không nên dùng.
Viết bình luận